HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Thời gian làm việc

7h00 - 21h00 updadate

Hotline hỗ trợ

1900 54 54 81

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Liên hệ Hotline của Bưu điện hoặc tại các Bưu cục cung cấp dịch vụ.

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ.

- CMND/ Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của khách hàng.

- Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú của Khách hàng.

- Sổ/thẻ lĩnh lương hưu.

Tối đa 5 năm (60 tháng)

Người đã nghỉ hưu và được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định của Pháp luật; không quá 75 tuổi

Liên hệ theo Hotline của Bưu điện hoặc gửi yêu cầu tại Bưu cục cung cấp dịch vụ

A/C vui lòng cung cấp giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, hộ khẩu, …) và đề nghị sử dụng dịch vụ theo mẫu của từng loại bảo hiểm do Bưu điện cung cấp.

A/C vui lòng đến các Điểm cung cấp dịch vụ của Bưu điện (Bưu cục, Văn hóa xã)

A/C vui lòng liên hệ theo Hotline của mỗi dịch vụ bảo hiểm hoặc Khiếu nại/Yêu cầu bồi thường tại Bưu cục cung cấp dịch vụ

A/C vui lòng cung cấp giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, hộ khẩu, …) và đề nghị sử dụng dịch vụ theo mẫu của từng loại bảo hiểm do Bưu điện cung cấp.

A/C vui lòng đến các Điểm cung cấp dịch vụ của Bưu điện (Bưu cục, Văn hóa xã)

A/C vui lòng tra cứu Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam tại đây.

Danh mục hàng cấm xuất và xuất có điều kiện tại Việt Nam được cho  tại đây. 

Một số hàng hóa được miễn thuế tại một số nước như Pháp, Úc, Canada, Trung Quốc... được cho  tại đây. 

Các thông tin phục vụ khai báo hải quan bao gồm: 

- Mã số thuế của người gửi - nếu có;

- Mã số thuế của người nhận - nếu có;

- Tên, số lượng, khối lượng, giá trị, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa;

- Mã HS Code của từng mặt hàng;

- Hình thức xuất khẩu:

+ Hàng quà biếu, tặng;

+ Hàng mẫu;

+ Hàng thương mại;

+ Khác.

Đầu mối hỗ trợ thủ tục hải quan tại miền nam, miền bắc đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển phát tiết kiệm đi quốc tế gồm: 

Dịch vụ chuyển phát tiết kiệm:

            + Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Hà Nội: Trung tâm khai thác Bưu chính quốc tế Miền Bắc, Mr. Hùng - ĐT: 0912864211

            + Đầu mối làm thủ tục hải quan tại  TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm khai thác Bưu chính quốc tế Miền Nam, Ms. Kim Oanh - ĐT: 0918138752

             + Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Đà Nẵng: Trung tâm Vận chuyển và Kho vận Miền Trung, Ms. Kim Liên - ĐT: 0914040009

             + Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Lạng Sơn: Ms. Kim Huế - ĐT: 0912780838, Ms. Thắm: 0915860366 

- Dịch vụ chuyển phát nhanh:

Dịch vụ

Đầu mối

SĐT, Email

EMS

Thông tin chung: Trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng

1900545433

[email protected]

Tại Hà Nội: Bộ phận chăm sóc khách hàng

043 8865293

Tại Hồ Chí Minh: Bộ phận hàng xuất

0283 948 0140

VNQuickpost/PUD-DHL

Hotline

18001530

UPS

Hotline

1800588877

Speedlink

Hotline

 

Những mặt hàng thuộc dang cấm gửi, hàng nguy hiểm không nhận vận chuyển qua đường hàng không bao gồm những mặt hàng sau:  

  1. Dùi cui điện
  2. Dùi cui điện hình thỏi son
  3. Roi điện
  4. Đèn Pin có chức năng phóng điện
  5. Gậy sắt
  6. Móc khoá chích điện
  7. Còng số 8
  8. Dao, kiếm…
  9. Bật lửa hình lựu đạn, viên đạn
  10. Bật lửa hình khẩu sung
  11. Móc khoá hình viên đạn
  12. Móc khoá có dao
  13. Nắm đấm sắt
  14. Súng bắn đạn bi nhựa/sắt
  15. Bình xịt
  16. Các loại pháo: pháo hoa, pháo nổ, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu
  17. Các loại sơn, chất dung môi, xăng, dầu….
  18. Pin sạc dự phòng
  19. Mực in
  20. Hoa và quả hoa anh túc
  21. Cỏ Mỹ

A/C vui lòng tra cứu và nhận diện các loại hàng nguy hiểm tại đây.

1) Mẫu bệnh phẩm thu thập trực tiếp từ người hoặc động vật, bao gồm, nhưng không giới hạn: phân, secreta , máu và các thành phần của máu , mô và dịch mô bệnh phẩm, và các bộ phận cơ thể được vận chuyển cho các mục đích như nghiên cứu , chẩn đoán, các hoạt động thăm dò, và điều trị bệnh và phòng ngừa.

(2) Chất lây nhiễm (Category B - UN 3373) được đóng gói phù hợp với các yêu cầu của hướng dẫn đóng gói 650, và đá khô khi được sử dụng như một chất làm lạnh cho UN 3373.

(3) Chất phóng xạ đóng gói trong kiện hàng miễn trừ, UN 2910 và UN 2911

(4) Pin kim loại (không sạc được) nằm trong thiết bị UN 3091 được đóng gói tuân thủ các yêu cầu của mục II hướng dẫn đóng gói 970, không quá 4 cells hoặc 02 viên pin trong cùng 01 bưu gửi.

(5) Pin ion (sạc được) nằm trong thiết bị UN 3481 được đóng gói tuân thủ các yêu cầu của mục II hướng dẫn đóng gói 967, không quá 4 cells hoặc 02 viên pin trong cùng 01 bưu gửi

Hiện tại, những mặt hàng sau bị cấm xuất khẩu đi nước ngoài:

  1. Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
  2. Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
  3. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo qui định của pháp luật về di sản văn hoá.
  4. Các loại sản phẩm văn hoá thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ tại Việt Nam.
  5. a. Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
  6. Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo qui định của Luật Bưu chính.
  7. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
  8. a. Mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.
  9. Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng, tê giác đen, voi Châu Phi.
  10. Các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I.
  11. Các loài thuỷ sản thuộc Danh mục loài thuỷ sản cấm xuất khẩu.

            đ. Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quí hiếm và giống cây trồng quí hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

  1. a. Hoá chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính Phủ về quản lý hoá chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.
  2. Hoá chất thuộc Danh mục hoá chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hoá chất.

            Theo quy định của UPU:

  • Các chất ma tuý và kích thích thần kinh theo quy định của Tổ chức Kiểm soát ma tuý quốc tế, hoặc các loại thuốc tân dược trái phép bị cấm nhập vào nước nhận;
  • Các vật phẩm khiêu dâm hoặc đồi trụy;
  • Các vật phẩm bị cấm nhập hoặc cấm lưu thông ở nước nhận;
  • Các vật phẩm mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên bưu chính hoặc công chúng, hoặc làm hỏng hoặc ô nhiễm các bưu gửi khác hoặc các thiết bị bưu chính hoặc tài sản của bên thứ ba;
  • Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành;
  • Các loại kim khí quý (vàng, bạc,…), đá quý hay các sản phẩm được chế biến từ kim khí quý, đá quý;
  • Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc chất phóng xạ và các hàng hóa nguy hiểm;
  • Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.

Theo qui định, hàng hoá gửi có điều kiện bao gồm những vật phẩm, hàng hoá sau:

  1. Bưu gửi có vật phẩm, hàng hoá để kinh doanh phải có chứng từ thuế theo quy định của pháp luật.
  2. Vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền và theo thông báo của Hiệp hội Bưu chính thế giới.
  3. Vật phẩm, hàng hoá dễ bị hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải bảo đảm không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.

4. Vật phẩm, hàng hoá gửi trong bưu gửi EMS vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.

Hiện tại Vnpost không chấp nhận vận chuyển 11 loại mặt hàng bao gồm:

  • Các chất ma tuý và chất kích thích thần kinh.
  • Vũ khí đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
  • Các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Các loại vật phẩm, hàng hoá mà Nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Sinh vật sống.
  • Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hoá cấm nhập vào nước nhận (theo thông báo của Hiệp hội EMS).
  • Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.
  • Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim...), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý.
  • Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
  • Các vật phẩm, hàng hóa mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho người nhân viên khai thác, vận chuyển, người dân hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Tùy thuộc vào từng loại hàng, nước nhận bưu gửi và hình thức vận chuyển mà BĐVN có những qui định kích thước khối lượng khác nhau. A/C vui lòng tra cứu thông tin về Khối lượng kích thước tối đa các dịch vụ BCCP quốc tế  tại đây. 

Tùy thuộc vào từng loại hàng và hình thức vận chuyển mà BĐVN có những qui định kích thước khối lượng khác nhau. A/C vui lòng tra cứu thông tin về Khối lượng kích thước tối đa các dịch vụ BCCP trong nước tra cứu  tại đây. 

Vnpost có nhận gửi hàng là thực phẩm và hàng hoá này sẽ được vận chuyển bằng dịch vụ EMS. Cách gói bọc của hàng hoá này như sau:

‘- Củ, quả, hoa quả: Đối với hàng hoá là củ, quả, hoa quả cần được bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong các hộp đựng thông thoáng, thích hợp để tránh bị dập, nát và thâm. Các loại bao gói thường dùng gồm hộp cát-tông và thùng gỗ. Vật liệu đóng gói cần đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển. Hàng hoá bên trong cần được đóng gói cẩn thận để đảm bảo củ, quả, hoa quả, không bị hư hại trong quá trình vận chuyển và thông thoáng. Nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng đến một số loại củ, quả, hoa quả, cần đảm bảo bao bì được thiết kế để bảo vệ hàng hóa khỏi sự thay đổi nhiệt độ khi vận chuyển.

- Dầu ăn, nước mắm, rượu: Dầu ăn, nước mắm, rượu phải được đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải được đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải được  đựng trong hộp bằng kim loại, gỗ hoặc vật liệu đủ độ bền để chất bên trong không bị chảy ra, được chèn bằng mùn cưa, bông hoặc bất kỳ chất khác có tác dụng chèn lót, bảo vệ.

- Thực phẩm đã qua chế biến có hạn sử dụng ngắn: Thực phẩm đã qua chế biến có hạn sử dụng ngắn cần được hút chân không, đóng gói trong bao bì thông thoáng, thích hợp và cần đủ chắc chắn để có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển.

Hiện nay, VNPost có cung cấp dịch vụ vận chuyển cây cảnh. Dịch vụ sử dụng là dịch vụ chuyển phát nhanh EMS với chỉ tiêu thời gian toàn trình chậm hơn so với dịch vụ EMS tiêu chuẩn là 0,5 đến 1 ngày.

- Phải được đóng gói thành 01 kiện hình khối chắc chắn, các góc cạnh đảm bảo không sắc, nhọn tránh hỏng vật phẩm, hàng hóa khác;

- Đối với các loại cây hoa, cây cảnh nhỏ có thể đóng trong thùng xốp hoặc ống nhựa cứng PVC. Thùng xốp và ống nhựa cứng PVC phải được đóng kín, dán kín, có đục các lỗ nhỏ để không khí lưu thông.

- Đối với các loại cây cảnh có khối lượng lớn hơn 5kg hoặc kích thước lớn và những cây cảnh, cây hoa còn nguyên cành lá xanh, thân mềm dễ gãy phải được đóng khung gỗ chắc chắn hoặc hàn khung sắt để đảm bảo an toàn khi vận chuyển và xếp dỡ chuyển tải nhiều lần.

- Cố định cây cảnh, cây hoa bên trong thùng chứa để ngăn sự dịch chuyển trong quá trình vận chuyển. Có thể dùng giấy để bọc hoa và lá nhằm tăng lớp đệm. Lớp gói bọc phải đảm bảo an toàn, không để bầu đất (nếu có) bị vỡ làm mất vệ sinh và gián tiếp gây chết cây trong quá trình vận chuyển

- Nếu cây cảnh, cây hoa được đựng trong bình/chậu/lọ dễ vỡ thì phải sử dụng thêm vật liệu bao gói phụ để chèn bình. Để tránh rò rỉ hoặc chảy nước, bình/chậu/lọ phải không chứa nước, đất bên trong cũng phải được bao gói.

- Các nhãn cảnh báo nội dung hàng, nhãn chỉ hướng,... được dán ở vị trí dễ nhìn thấy trên mỗi kiện hàng.

Những hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hại khi uốn cong phải được đóng chắc chắn trong thùng có đủ độ cứng để bảo vệ hàng hóa không bị uốn cong hoặc bảo vệ hàng hóa khỏi những hư hại khác trong quá trình vận chuyển. Trên thùng chứa phải có chú dẫn “KHÔNG ĐƯỢC UỐN CONG” ở phía trên địa chỉ người nhận.

Đối với các mặt hàng như trên, Anh/Chị nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Các hoá hoá như tranh vẽ, bản đồ… phải được cuộn tròn và cho vào ống nhựa hoặc bọc bằng giấy, bìa có độ cứng, dai và cho vào hộp để đảm bảo an toàn.

-  Ảnh, bưu thiếp, phim Xray,… phải được kẹp cùng các miếng bìa cứng sau đó buộc lại với nhau để tránh bị gấp nếp.

- Vật phẩm, hàng hóa dễ bị ảnh hưởng khi ướt cần phải được bọc kỹ bằng túi nilon trước khi đóng vào thùng.

Khi gửi các đồ vật sắc nhọn như dao, đinh,… nhân viên giao dịch sẽ hướng dẫn Anh/chị đóng gói chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người nhân viên vận chuyển.

Những mặt hàng này Anh/Chị nên đóng trong thùng carton, được chèn lót bằng mút, xốp, bọt mềm hoặc các vật liệu khác có tác dụng bảo vệ nội dung bưu gửi. Với các thiết bị điện tử kích thước lớn như tivi, tủ lạnh,… phải đóng trong thùng gỗ/kim loại và có dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi, chỉ dẫn “Hàng dễ vỡ/Fragile” (nếu dễ vỡ) ở những vị trí dễ thấy nhất trên bưu gửi.

Những dạng hàng hoá thuộc chất bột khô phải được chấp nhận nếu đựng vào hộp kim loại hoàn toàn kín và bỏ vào trong một hộp bằng gỗ. Giữa hai lớp hộp đó được chèn bằng mùn cưa, các chất hút nước có tác dụng bảo vệ.

Những hàng hoá này rất dễ thất lạc và mất mát trong quá trình vận chuyển. Do vậy các loại hạt, hột, ốc vít phải được đựng trong túi nilon, bao vải và buộc chặt trước khi để vào trong thùng carton cứng.

Dạ, xà phòng hay nhựa cậy thuộc dạng chất dầu mỡ khó chảy. Để gói bọc những hàng hoá này Anh/chị phải gói bọc lớp thứ nhất bằng hộp, túi vải, chất dẻo...bỏ vào hộp làm bằng gỗ, kim loại hoặc chất khác có đủ độ bền để chất bên trong khỏi bị chảy ra.

Khi Anh/Chị muốn chuyển các chai lọ chứa chất lỏng thì hãy nhớ đóng gói chặt chẽ, kín để tránh tình trạng chất lỏng bị rò rỉ. Hãy thực hiện theo các bước sau đây:

  • Kiểm tra kỹ các chai lọ để đảm bảo các chai lọ được bịt kín nắp, không để chất lỏng chảy ra ngoài.
  • Cho chai lọ vào các túi nhựa không hở. Điều này sẽ giúp bảo vệ chai lọ đó an toàn hơn.
  • Cho các túi nhựa không hở vào các hộp kín. Để đảm bảo an toàn và giữ cho chai được ngay ngắn, Anh/Chị nên chèn các góc bằng xốp hoặc giấy xốp hơi chèn xung quanh.
  • Đóng và dán băng keo cẩn thận trên toàn bộ chiều dài hộp sao cho chắc chắn.

Nếu chất lỏng có các đặc tính khác thường hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho hàng hóa và con  người. Khi đóng gói khách hàng cần lưu ý một số điểm sau:

Khi đóng chai lọ vào trong túi nhựa không hở, Anh/Chị cần cho thêm vào túi  các vật liệu có khả năng thấm hút tốt như vật liệu polyme hút nước, mùn cưa, … Điều này sẽ giúp cho hàng hóa được an toàn hơn. Nếu chất lỏng có bị chảy hoặc rò rỉ sẽ an toàn với người khác.

Khi đóng gói các túi nhựa vào hộp chứa, cần sử dụng các vật liệu có tính đàn hồi để ngăn cách giữa các túi với nhau. Điều này tránh va đập các chai lọ với nhau trong quá trình vận chuyển. Sau đó lấp đầy các khoảng trống bằng bọt  xốp hoặc giấy xốp hơi để cố định các chai lọ trong suốt quá trình vận chuyển.

Đóng hàng hóa vào các thùng gỗ hoặc thùng xốp chịu lực để đảm bảo các chai lọ được cố định và hạn chế sự tác động của ngoại lực.

Anh/Chị có thể dán một tờ giấy ghi chú “Hàng dễ vỡ/Fragile” và dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi ở những vị trí dễ thấy nhất. Điều này sẽ giúp nhân viên vận chuyển chú ý hơn và giúp đồ của Anh/Chị an toàn hơn.

Đối với hàng dễ lây nhiễm. Cách gói bọc cần tuân thủ những bước sau:

Các chất, sinh vật dễ hư hỏng và truyền nhiễm cho người và súc vật phải được ghi chú rõ hoặc dán nhãn “Hàng dễ lây nhiễm” trên bưu gửi và phải được gói bọc theo quy định. Người gửi các chất truyền nhiễm phải đảm bảo bưu gửi đã được gói bọc trong ba lớp:

Lớp bọc thứ nhất là bình chứa không ngấm nước, có đủ độ dai bền để không bị vỡ trong quá trình khai thác, vận chuyển. Lớp bọc thứ hai là một lớp bọc không ngấm nước, giữa hai lớp bọc là một lớp chất hút nước (bông gòn, giấy thấm, ...) đủ để ngấm hết toàn bộ chất đựng bên trong nếu bình chứa bị vỡ. Lớp bọc thứ ba phải đủ độ bền, dai, cứng, có kích thước, hình dáng vừa vặn với bình chứa để bảo vệ nội dung bên trong của bưu gửi.

Trường hợp hàng gửi là chất đông lạnh hoặc cần giữ lạnh, phải có chất liệu giữ lạnh đảm bảo giữ mức nhiệt độ phù hợp trong quá trình vận chuyển, phải được gói trong lớp gói bọc không ngấm nước, thoát khí CO2,… tùy theo chất liệu được sử dụng để giữ lạnh cho hàng gửi.

Khi Anh/Chị có nhu cầu nhân viên BĐ hỗ trợ gói bọc thì Anh/chị sẽ phải mất phí. Đối với từng BĐT/TP thì quy định các mức phí khác nhau tuỳ từng nội dung hàng hoá và nguyên vật liệu dùng để gói bọc. Anh/Chị vui lòng đến bưu cục gần nhất để gửi hàng hoá và được hướng dẫn chi tiết hơn. 

Thông thường hàng hoá khi khách hàng đưa ra cần được kiểm tra nội dung trước khi gửi đi nên KH nên mang hàng hoá ra bưu cục để được nhân viên bưu điện hỗ trợ gói bọc. Những vấn đề cần được lưu ý đối với khâu gói bọc hàng hoá là:

  • Bưu gửi phải được người gửi đóng gói chắc chắn, bao bì phải phù hợp với hình thức và tính chất của vật phẩm, hàng hóa bên trong, phù hợp với điều kiện vận chuyển. Bưu gửi phải đóng gói đảm bảo không gây nguy hiểm cho nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ, không làm bẩn hoặc làm hỏng các bưu gửi khác hoặc trang thiết bị bưu chính.
  • Những mặt hàng dễ bị hư hỏng, bị bẩn trong quá trình vận chuyển cần được đóng gói trong túi nilon và đóng gói trong bao bì phù hợp. Đơn vị cung cấp dịch vụ không chịu trách nhiệm về những hư hỏng do việc đóng gói hàng hóa không đảm bảo.
  • Bao bì đóng gói phải đảm bảo độ dai, cứng, có kích thước phù hợp với nội dung hàng gửi. Hàng hóa cần được để chính giữa thùng, xung quanh chèn thêm vật liệu, chất đệm để đảm bảo hàng hóa ổn định, không bị xê dịch khi vận chuyển.
  • Sử dụng nhãn hoặc ghi trực tiếp tên, địa chỉ người nhận, người gửi một cách rõ ràng ngoài bao bì (trên mặt phẳng lớn nhất). Lưu ý việc bóc hoặc xóa bỏ các nhãn mác cũ trên vỏ thùng.
  • Dán nhãn “Hàng dễ vỡ”, “Hàng dễ lây nhiễm” và các chỉ dẫn khác (nếu có) cùng chiều và cùng trên một mặt phẳng của bao bì.
  • Những hàng hóa có hình dạng đặc biệt, không thể đóng gói trong bao bì hình hộp phải được gói bọc cẩn thận, chắc chắn và gắn/ghi đầy đủ địa chỉ, chú dẫn (nếu có) ở mặt ngoài kiện hàng.

Để tra cước các dịch vụ, Anh/Chị vui lòng truy cập tại đây .  Trang web sẽ cung cấp thông tin về cước tạm tính của các dịch vụ EMS trong nước và quốc tế do VNpost cung cấp. Anh/Chị có thể so sánh cước của từng dịch vụ và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp. 

Để tra cước các dịch vụ bưu chính chuyển phát quốc tế, Anh/Chị vui lòng truy cập  tại đây . Trang web sẽ cung cấp thông tin về cước tạm tính của các dịch vụ BCCP quốc tế do VNpost cung cấp. Anh/Chị có thể so sánh cước của từng dịch vụ và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.  

Để tra cước các dịch vụ bưu chính chuyển phát trong nước, Anh/Chị vui lòng truy cập  tại đây . Trang web sẽ cung cấp thông tin về cước tạm tính của các dịch vụ BCCP trong nước do VNpost cung cấp. Anh/Chị có thể so sánh cước của từng dịch vụ và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.

Anh/Chị vui lòng định vị các bưu gửi theo hướng dẫn như sau:

+  Định vị các bưu gửi chuyển phát trong nước, quốc tế tại đây

+ Định vị bưu gửi EMS trong nước, quốc tế tại đây

  • Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Hà Nội: Trung tâm khai thác Bưu chính quốc tế Miền Bắc, Mr. Hùng - ĐT: 0912864211.  
  • Đầu mối làm thủ tục hải quan tại TP. Hồ Chí Minh: Trung tâm khai thác Bưu chính quốc tế Miền Nam, Ms. Kim Oanh - ĐT: 0918138752  
  • Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Đà Nẵng: Trung tâm Vận chuyển và Kho vận Miền Trung, Ms. Liên - ĐT: 0914040009  
  • Đầu mối làm thủ tục hải quan tại Lạng Sơn: Ms. Huế - ĐT: 0912780838, Ms. Thắm – ĐT: 0915860366  
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh:  

Dịch vụ  

Đầu mối  

SĐT, Email  

EMS  

Trung tâm CSKH  

1900545433  

Tại Hà Nội: Bộ phận CSKH  

02438865293  

Tại TP HCM: Bộ phận hàng xuất  

02839480140  

VNQuickpost/PUD DHL  

Hotline  

18001530  

UPS  

Hotline  

1800588877  

Bưu điện sẽ thay mặt KH làm thủ tục Hải quan. Trong trường hợp Hải quan yêu cầu KH trực tiếp phối hợp làm thủ tục thì khách hàng sẽ phải đến để kê khai hải quan.

- VNPost chỉ chấp nhận hàng BLĐ không  thuộc danh mục hàng hoá nguy hiểm.  

- Hàng hoá phải có tem niêm phong, nhãn mác đầy đủ kèm giấy tờ chứng minh thành phẩm của nhà sản xuất.   

- Khách hàng cần kê khai vào Tờ khai bưu gửi đường hàng không theo mẫu quy định.

Ngoài những quy định đối với bưu gửi trong nước, bưu gửi đi quốc tế phải tuân thủ các quy định sau:  

  1. Vật gửi trong bưu gửi phải thực hiện các quy định về xuất khẩu của Nhà nước và điều kiện nhập khẩu vào các nước nhận (căn cứ quy định về hàng hoá và vật phẩmcấm nhập và nhập có điều kiện vào các nước của Việt Nam, Bưu chính nước nhận và Hiệp hội Bưu chính thế giới).
  2. Không nhận vận chuyển bưu gửi có chứa pin, bưu gửi có nội dung là hài cốt đi quốc tế.
  3. Bưu gửi có vật phẩm, hàng hoá phải qua thủ tục kiểm tra hải quan và phải nộp thuế và lệ phí Hải quan theo các quy định hiện hành.
  4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức nhận bưu gửi đi quốc tế đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ và phải tuân theo những quy định trong cácvăn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hiện hành của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Anh/Chị cần xuất trình một trong những giấy tờ sau:   

Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân.  

Giấy tờ hợp lệ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, còn thời hạn sử dụng, phải có ảnh đóng dấu nổi.  

Đối với người nước ngoài cần xuất trình hộ chiếu hoặc giấy phép lưu trú còn thời hạn sử dụng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.  

*  Nếu không có một trong các loại giấy tờ nêu  trên , người nhận có thể xuất trình giấy chứng nhận có chữ ký và dấu của cơ quan, đơn vị nơi người nhận công tác hay chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người . 

Ngoài ra, người nhận có thể nhờ một công dân đang cư trú tại địa bàn có bưu gửi sử dụng một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 để làm chứng. Người làm chứng cùng ký tên với người nhận vào các giấy tờ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về việc làm chứng của mình . 

Điều kiện nhận gửi tại các bưu cục của Vnpost rất đơn giản. Cụ thể:  

  • Nội dung không vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hoá cấm gửi  
  • Tuân theo quy định về gói bọc . 
  • Trên phong bì, vỏ bọc bưu gửi ghi đầy đủ rõ ràng họ tên, địa chỉ , điện thoại của người gửi, người nhận.  
  • Thanh toán cước đầy đủ theo quy định.  

Đặt câu hỏi